
Trong bối cảnh căng thẳng thương mại được dự báo sẽ tiếp tục “leo thang”, với giá bán cạnh tranh cùng chất lượng sản phẩm được kiểm chứng, sẽ cho phép doanh nghiệp Việt tạo được thế đa dạng hóa thị trường xuất nhập khẩu và cải thiện hiệu quả chuỗi cung ứng. Điều này vừa giúp tận dụng các cơ hội, giảm thiểu những mối đe dọa tiềm ẩn và vừa tăng khả năng cạnh tranh trong tương lai.

Sẽ khó tránh khỏi tình cảnh các doanh nghiệp nội địa tiếp tục rơi vào khó khăn trong thời gian tới khi mà xung đột thương mại càng lúc càng phức tạp, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Điều chờ đợi là họ nên có chiến thuật “phòng ngự chắc”, củng cố thị phần trên thị trường “sân nhà” để không phải rời khỏi cuộc chơi khi mà mỗi tháng cả nước có hơn 33,5 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

Việt Nam đang đứng trước bài toán khó, đó là làm sao vừa thu hút FDI, vừa kiểm soát chặt chẽ chuyển giá để bảo vệ nguồn thu ngân sách. Nếu không có khung pháp lý mạnh mẽ và biện pháp thực thi hiệu quả, tình trạng doanh nghiệp FDI báo lỗ tràn lan nhưng vẫn mở rộng đầu tư sẽ tiếp diễn, khiến ngân sách Nhà nước bị thất thu.

Thương vụ Việt Nam tại Singapore mới đây cho biết, Việt Nam đã vươn lên vị trí đối tác thương mại lớn thứ 9 của Singapore với kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam - Singapore đạt hơn 3,39 tỷ SGD trong tháng 1, tăng 16,83% so với cùng kỳ năm 2024.

Trong báo cáo mới nhất cập nhật về kinh tế vĩ mô, chuyên gia của CTCP Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) nhận định chuỗi cung ứng thế giới đang dần hình thành một cục diện mới, nơi mà sự phụ thuộc vào Trung Quốc không còn quá áp đảo như trước.
