Với gần 90% tỷ lệ đại biểu tán thành, Quốc hội sáng 17/5 vừa thông qua Nghị quyết về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân.

Khi đồng hồ đang đếm ngược tới mốc 9/7 - thời điểm chính sách hoãn thuế 90 ngày của Mỹ kết thúc, từ Chính phủ đến doanh nghiệp đều thể hiện rõ tinh thần chủ động, hợp tác và ứng biến linh hoạt. Và câu hỏi đặt ra lúc này không còn dừng lại ở mức thuế đối ứng bao nhiêu? mà là doanh nghiệp sẽ thích ứng ra sao?

Ngành gỗ Việt Nam đang đối mặt nhiều trở ngại lớn về chuỗi cung ứng và logistics như chi phí cao, cạnh tranh gay gắt, chính sách xuất nhập khẩu của các quốc gia lớn, phòng vệ thương mại, thuế quan…Để xuất khẩu gỗ không bị “cản đường” trước trở ngại này đòi hỏi cần có những tác động thực tiễn để kéo giảm chi phí, tăng hiệu quả chuỗi cung ứng và cải thiện năng lực cạnh tranh.

Tính đến ngày 20/06/2025, thị trường giấy phế liệu trong nước tiếp tục ghi nhận tình trạng chững lại rõ rệt. Tại khu vực miền Bắc, nhu cầu tiêu thụ yếu khiến một số nhà máy tạm ngừng nhập hàng từ cuối tuần trước, điển hình như một số cơ sở tại Hoàng Văn Thụ. Một số nhà máy khác áp dụng chính sách nhập hạn chế và lựa chọn kỹ nhà cung cấp, như Việt Trì, Miza.

Ngày 20/06/2025, thị trường nguyên liệu ngành giấy tại Trung Quốc cho thấy dấu hiệu tích lũy, giá dao động nhẹ và giao dịch cầm chừng. Trong bối cảnh tiêu thụ thành phẩm suy yếu và tồn kho tiếp tục gia tăng, nhiều nhà máy và thương nhân đang “án binh bất động” chờ tín hiệu mới.

VPPA-Sáng 17/6, với 452/453 đại biểu tham gia biểu quyết bỏ phiếu tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về giảm thuế giá trị gia tăng. Kinh doanh vận chuyển, logistics, hàng hoá, dịch vụ công nghệ thông tin được bổ sung vào đối tượng được giảm thuế.

Doanh nghiệp sản xuất giấy cần theo dõi sát tồn kho bột giấy tại Trung Quốc và diễn biến xuất khẩu từ Đông Nam Á. Những biến động từ các cảng lớn như Trường Thục, Nam Sa có thể dẫn đến hiệu ứng domino trên chuỗi giá bột nhập về Việt Nam.

Trong bối cảnh chuỗi cung ứng toàn cầu biến động, thị trường giấy đang bước vào giai đoạn tái cấu trúc sâu rộng cả về giá, nguồn cung lẫn vai trò sản xuất – tiêu thụ tại các khu vực lớn. Dưới đây là phân tích cập nhật chi tiết từ QMK News về tình hình ngành giấy tại Việt Nam, Trung Quốc và Bắc Mỹ.

Khi các rủi ro thương mại tiếp tục gia tăng thì việc làm mới tư duy phát triển cho doanh nghiệp Việt là rất cần thiết. Từ việc đầu tư mở rộng mảng kinh doanh khác để giảm thiểu rủi ro cho đến mở lối thoát bằng chiến lược đa dạng hóa, đầu tư công nghệ, sản xuất xanh, tìm cơ trong nguy và yêu cầu cấp thiết là sẵn sàng thích nghi nhanh trước mọi biến động mới.

Trịnh Thị Minh Kiều, Giám đốc điều hành Công ty TNHH TM DV XNK Quang Minh Kiều, là người đã từng bước định hình và phát triển một thương hiệu kỹ thuật trong ngành giấy bằng một hướng đi rõ ràng: làm thật – hiểu sâu – đồng hành dài lâu.

Loạt chính sách hỗ trợ tín dụng, đất đai, thuế, không hình sự hóa quan hệ kinh tế... được áp dụng với kinh tế tư nhân.