Với gần 90% tỷ lệ đại biểu tán thành, Quốc hội sáng 17/5 vừa thông qua Nghị quyết về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân.

Ngành gỗ Việt Nam đang đối mặt nhiều trở ngại lớn về chuỗi cung ứng và logistics như chi phí cao, cạnh tranh gay gắt, chính sách xuất nhập khẩu của các quốc gia lớn, phòng vệ thương mại, thuế quan…Để xuất khẩu gỗ không bị “cản đường” trước trở ngại này đòi hỏi cần có những tác động thực tiễn để kéo giảm chi phí, tăng hiệu quả chuỗi cung ứng và cải thiện năng lực cạnh tranh.

VPPA-Sáng 17/6, với 452/453 đại biểu tham gia biểu quyết bỏ phiếu tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về giảm thuế giá trị gia tăng. Kinh doanh vận chuyển, logistics, hàng hoá, dịch vụ công nghệ thông tin được bổ sung vào đối tượng được giảm thuế.

Loạt chính sách hỗ trợ tín dụng, đất đai, thuế, không hình sự hóa quan hệ kinh tế... được áp dụng với kinh tế tư nhân.

Việc ban hành Nghị quyết 68-NQ/TW về phát triển khu vực kinh tế tư nhân và nhiều điều chỉnh về thuế, đầu tư và hỗ trợ, đất đai, quy hoạch, chất lượng sản phẩm, thương mại điện tử…được ví như “làn sóng” chính sách mới đang chờ đợi các doanh nghiệp khai thác đúng cơ hội. Song song đó, cần giúp cho doanh nghiệp hiểu đúng và vận dụng đúng các quy định mới để tránh những rủi ro.

Với các doanh nghiệp chịu tác động tiêu cực từ mức thuế đối ứng cao của Mỹ một cách trực diện đầy thách thức, mọi quyết định lúc này đều mang tính chất then chốt. Theo đó, rất cần hành động kịp thời và phát triển tư duy quốc tế mạnh mẽ, tầm nhìn mang tính chiến lược, tiếp cận đa chiều.

Theo đề án, Chính phủ đặt ra mục tiêu tham vọng khi không chỉ hướng tới mức tăng trưởng 8% vào năm 2025, mà còn kỳ vọng đạt mức hai con số từ năm 2026 trở đi. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, lần gần nhất Việt Nam đạt mức tăng trưởng trên 8% là vào năm 1997, trong bối cảnh kinh tế thế giới còn nhiều thuận lợi.

Muốn đạt tăng trưởng GDP 8% vào năm 2025 và hai con số vào các năm tiếp theo, hướng tới trở thành nước có thu nhập cao, Việt Nam phải xem khoa học – công nghệ là đòn bẩy chiến lược. Theo các chuyên gia, điều này đòi hỏi sự thay đổi mạnh mẽ về chính sách, cơ chế quản lý, cũng như sự hợp tác chặt chẽ giữa các bên liên quan.

Có nhiều việc phải làm, từ phòng vệ thương mại, ngăn gian lận xuất xứ, cho đến xác định rõ hàng “made in Vietnam” để ngành sản xuất nội địa không phải chịu thiệt thòi trên “sân nhà” lẫn thị trường xuất khẩu sau cú sốc thuế quan mới của Mỹ. Ngoài ra, rất cần ưu tiên điều chỉnh chuỗi sản xuất nhằm tránh rơi vào ngõ cụt.

Hoạt động xuất khẩu của Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức, tuy nhiên đi kèm với đó, cơ hội đổi mới, đa dạng hoá và tái cấu trúc đang mở ra, đòi hỏi doanh nghiệp phải bình tĩnh, linh hoạt và chủ động hơn bao giờ hết.

Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định kinh tế tư nhân là lực lượng tiên phong trong kỷ nguyên mới, góp phần xây dựng một Việt Nam năng động, độc lập, tự chủ, tự cường và phát triển thịnh vượng.